NVIDIA GTX 1650 hay AMD RADEON RX 570 – Đâu là card đồ họa thích hợp cho bạn
Ngành công nghiệp game đang ngày càng thịnh và đã góp phần rất lớn để làm sôi động lại thị trường PC vốn từng khá ảm đạm. Tuy nhiên song song với điều đó thì giá cả linh kiện phần cứng cũng có phần khá đắt đỏ đã phần nào gây khó khăn cho các bạn đam mê game nhưng có hầu bao hạn hẹp trong việc lựa chọn linh kiện ráp máy.
Hiểu được điều này, các hãng card đồ họa cũng đã có những động thái ra mắt các sản phẩm đáp ứng cho phân khúc game phổ thông đặc biệt là các thể loại game eSport trực tuyến đang rất được các bạn trẻ ưa chuộng. Hiện tại sáng giá ở phân khúc này là 2 ứng viên NVIDIA GTX 1650 và AMD RADEON RX 570, cả hai đều rất phù hợp để bạn chiến mượt mà những tựa game eSport đang nổi như Apex Legends, Fornite, PUBG, … tại độ phân giải Full HD.
Trong phạm vi bài viết, mình cũng đã chọn hai phiên bản cùng dòng của ASUS là ROG STRIX GTX 1650 O4G GAMING và ROG STRIX RX570 O4G GAMING để làm bài so sánh.
Về mặt ngoại hình, có thể thấy hai card gần như giống nhau hoàn toàn do ASUS dùng cùng một khuôn để làm ra và đây đều là 2 chiếc card dòng Gaming được ép xung nhẹ từ hãng.
ASUS có vẻ cưng GTX 1650 hơn khi trang bị thêm tấm kim loại bảo vệ mặt sau card, card RX 570 ở trên không có.
Phía trên 2 card đều có giắc cắm nguồn. Thật ra NVIDIA đã thiết kế ra GTX 1650 để không phải dùng nguồn phụ nhưng có lẽ các hãng muốn tận dụng khuôn mẫu sẵn có nên ROG STRIX GTX 1650 O4G GAMING vẫn yêu cầu chân nguồn 6 pin so với 8 pin trên RX 570.
Về mặt công nghệ, GTX 1650 được sản xuất trên tiến trình Turing với nhân GPU TU117 tiên tiến và là sản phẩm ra đời sau Radeon RX 570 đến tận 2 năm nên về lý thuyết sẽ có nhiều ưu thế hơn. Tuy nhiên do là dòng card phổ thông nên NVIDIA đã cắt giảm khá nhiều và chỉ sử dụng bộ nhớ 128 bit GDDR5 dung lượng 4GB, băng thông 128GB/s so với 256 bit băng thông 224GB/s của đối thủ Radeon RX 570.
Bù lại thì GTX 1650 chỉ yêu cầu 75W điện, tương đương với khả năng cung cấp của khe cắm PCIe trên bo mạch chủ nên nếu sản xuất đúng chuẩn NVIDIA là sẽ không cần cấp nguồn phụ. Điều này mang lại lợi thế để sản xuất những chiếc card kích thước mini nhỏ gọn gắn vừa các thùng máy HTPC mà không sợ bị quá nhiệt.
Về phía AMD Radeon RX 570 thì do đã ra đời trước GTX 1650 đến 2 năm nên công suất điện yêu cầu của card lớn hơn khá nhiều (từ 120-150W) nên bắt buộc phải dùng nguồn phụ và đi kèm với đó là nhiệt độ hoạt động cũng sẽ lớn hơn.
Sơ lược qua thì có vẻ Radeon RX 570 lép vế trước đối thủ GTX 1650. Tuy nhiên nhìn lại mức giá thì Radeon RX 570 đang rẻ hơn GTX 1650 từ 1 triệu đến 1,5 triệu trong khi cung cấp hiệu năng thực tế không hề thua kém mà còn nhỉnh hơn. Bạn đọc có thể tham khảo các kết quả test của mình bên dưới.
Với các công cụ đo khả năng xử lý đồ họa như 3D trong PerformanceTest 9.0, Unigine supersition hay phép thử Open CL trong GeekBench 4, AMD RX 570 đều nhỉnh hơn NVIDIA TX 1650 tuy nhiên độ chênh lệch này là không nhiều, chỉ từ 4-7%
Kết quả cũng tương tự trên phép thử Time Spy, một phép thử để đo khả năng chơi game Direct X12 trong công cụ 3DMark (~7%). Tuy nhiên với phép thử Sky Diver dành cho các máy PC chơi game tầm trung và Laptop chơi game thì AMD RX 570 đã hơn NVIDIA GTX 1650 đến 13%. Điều này phần nào đã phản ánh khả năng chơi game eSport sẽ cho ra kết quả tương tự do các game eSport đều không phải là quá sát phần cứng mà chỉ ở mức phổ thông đến tầm trung.
Đúng như dự đoán, qua đo khung hình thực tế trên game PUBG quen thuộc, khả năng của card dùng GPU Radeon RX 570 đã hơn card dùng GTX 1650 từ 10-14% (tùy mức thiết lập đồ họa. (Đo ở độ phân giải Full HD)
Với game Fornite đang đình đám gần đây, cả hai card đều đủ khả năng để chơi ở độ phân giải 2K mức thiết lập High. Và lần này ưu thế vẫn nghiêng về Radeon RX 570 với kết quả 94FPS so với 85FPS của GTX 1650 (khoảng 10%).
Thua về hiệu năng nhưng về mặt nhiệt độ trong suốt quá trình thử nghiệm, GTX 1650 chạy rất mát, bình quân chỉ quanh mốc 60 độ C, cá biệt khi chạy mức High PUBG có lúc lên cao nhưng cũng chỉ ở ngưỡng 64 độ C. Trong khi đó thì card Radeon RX 570 khi chơi game ở mức gần 74 độ C.
Tóm lại
Các card đồ họa dòng NVIDIA GTX 1650 có giá trung bình trên thị trường quanh mốc 4,7-5 triệu đồng trong khi AMD RX 570 chỉ từ 3-4 triệu rẻ hơn khá nhiều nhưng hiệu năng lại cao hơn (dù không nhiều lắm) sẽ là lựa chọn tối ưu ngân sách hơn cho các bạn Game thủ. Tuy nhiên đối với những bạn thích ráp các máy HTPC giải trí gia đình nhỏ gọn thì card GTX 1650 sẽ là lựa chọn lý tưởng hơn do hoạt động mát mẻ hơn ít tốn điện hơn.
Bài viết bạn có thể quan tâm
TV Samsung QLED mới trang bị FreeSync
Công nghệ Radeon FreeSync ™ mang đến cho bạn khả năng chơi game mượt mà trên màn hình lớn. 20 TV Samsung QLED đã tham gia hệ sinh thái màn hình chơi game lớn nhất trong ngành với hơn 250 màn hình hỗ trợ công nghệ Radeon FreeSync ™ trên toàn thế giới—
Ryzen 5 2400G mạnh mẽ sánh vai cùng RX570 cân tốt game AAA
Trong những tháng cuối năm 2018 thị trường PC tại Việt Nam có khá nhiều biến động. Trong đó không thể không kể tới card đồ họa và CPU. Khi mà giá đơn vị tiền ảo Bitcoin lao dốc thì cũng là lúc card đồ họa được các thương lái xả ra rất nhiều với giá cực kỳ rẻ.
[REVIEW] AMD RYZEN 7 2700X : CPU Ryzen mạnh nhất, được những gì?
Không dài dòng , hôm nay mình sẽ test sản phẩm AMD Ryzen 7 2700X sản phẩm cao cấp cũng là sản phẩm đắt nhất tính tới thời điểm hiện tại của AMD. Sơ qua về thông số thì đây là sản phẩm thuộc dòng X ép xung của AMD nhưng lại đi kèm tản nhiệt, sản phẩm được xuất xưởng với mức xung 3.7GHz chạy turbo ở mức 4.3GHz,..
Ryzen 5 2600X - Không ngại game khủng, giá cả phải chăng
ASUS gần như đã lột mình hoàn toàn với dòng mainboard mới của mình trong năm 2018 với những đường nét thiết kế mới độc đáo và không kém phần cuốn hút, nổi bật là những mainboard dòng ROG Strix với những dòng chữ được in thẳng xuống bề mặt của bo mạch chỉ cả trước lẫn sau, mới nhất có thể kể đến bo mạch ROX Strix X470-F GAMING...
AMD Ryzen 3 2200G - Hiệu năng cao cho các game esport và hệ thống HTPC gia đình
Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay máy tính là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Trên thị trường có rất nhiều cấu hình máy tính khác nhau, từ phổ thông cho đến cao cấp. Nếu bạn cần một chiếc máy tính với giá tiền vừa phải để đáp ứng nhu cầu giải trí cơ bản, trải nghiệm các tựa game E-sport sau những giờ làm việc căng thẳng thì lựa chọn nào là phù hợp?
AMD Athlon 200GE : vị vua phân khúc phổ thông
AMD Athlon 200GE sản phẩm CPU mới nhất của AMD, mục tiêu nhắm vào phân khúc phổ thông nhưng AMD có hơi quá đà khi lại nhét vào tận 2 nhân và 4 luồng xử lý dữ liệu với mức xung nhịp 3.2GHz nhìn trước qua về mức xung thì chúng ta có thể thấy với những game đòi hỏi mức xung xử lý cao thì sản phẩm này sẽ khá ngon lành để chơi game, bên cạnh 4 luồng xử lý dữ liệu AMD còn tích hợp thêm 3 nhân xử lý đồ họa bên trong CPU giúp chúng ta có thể chơi kha khá game với hiệu năng mà 3 nhân đồ họa này mang lại.