tech24g.com tech24g.com

©2021 tech24g.com. All rights reserved

Đánh giá hiệu năng AMD Ryzen 9 5980HS trên ROG Flow X13: Nhỏ mà “võ công cao”

 

Trọng lượng chỉ 1.3kg, dày chỉ 1.58 cm, màn hình 13.4 inch nhưng sức mạnh của ROG Flow X13 với bộ xử lý AMD Ryzen 9 5980HS đè bẹp cả Intel Core i7-10700 lẫn i9-9900KF.

Trước khi đi vào đánh giá chi tiết, chúng ta sẽ cùng điểm qua cấu hình của chiếc ROG Flow X13.

  • CPU: AMD Ryzen™ 9 5980HS Processor 3.1 GHz (16M cache, up to 4.8GHz)
  • GPU: NVIDIA® GeForce® GTX 1650 MaxQ 4GB GDDR6
  • RAM: 32GB LPDDR4X
  • SSD: 1TB M.2 2230 NVMe™ PCIe® 3.0
  • Pin: 62WHrs
  • Nguồn: TYPE-C, 100W AC Adapter
  • Trọng lượng: 1.3kg
  • Kích thước: 29.9 x 22.2 x 1.58 cm

Nói thêm một chút về ASUS ROG Flow X13, đây vốn là một chiếc laptop gaming nhưng ASUS lại thiết kế cho sản phẩm vô cùng gọn nhẹ, xoay gập cảm ứng, đi kèm CPU khủng và card đồ họa trung bình. Nếu muốn chơi các tựa game nặng có thể gắn thêm GPU bên ngoài thông qua cổng kết nối chuyên dụng được trang bị cạnh bên của máy. 

Cổng XGm của ASUS

Được biết giao tiếp XGm của Asus có băng thông tương đương PCI 3.0 X8, tức khoảng 8GB/s (64Gbps), cao hơn rất nhiều so với giải pháp eGPU dùng ThunderBolt 3 (40Gbps) nên sẽ phát huy được hiệu năng tối đa của các card đồ hoạ dòng cao hơn.

Trong khuôn khổ bài đánh giá này, chỉ sử dụng sức mạnh sẵn có trong máy, không dùng card đồ họa mở rộng bên ngoài.

Mời các bạn xem qua về thiết kế của ASUS ROG Flow X13

Thử nghiệm nhanh với CPU-Z

Bên cạnh sử dụng để xem thông số cấu hình thì CPU-Z cũng giúp đo nhanh hiệu năng CPU đồng thời cho phép so sánh với các bộ xử lý khác có sẵn trong cơ sở dữ liệu. Kết quả đo nhanh thực sự ấn tượng, AMD Ryzen 9 5980HS ghi được tới 5870 điểm đa nhân và gần 620 điểm đơn nhân.

Cả hai con số này đều dễ dàng vượt qua i9-9900KF (95W), i7-10700 (65W) và Ryzen 7 3700X (65W), trong khi đó Ryzen 9 5980HS chỉ có TDP 35W. Và càng đáng nói hơn hệ thống tản nhiệt cho Ryzen 9 5980HS bên trong ASUS ROG Flow X13 là cực kỳ khiêm tốn.

Đo hiệu năng với Cinebench R23

Cinebench R23 là một bài test không chỉ thể hiện được sức mạnh mà còn thể hiện được khả năng duy trì hiệu suất trong thời gian dài. Bài test Cinebench R23 chạy lặp lại nhiều lần chứ không chạy một lần như các phiên bản cũ, nhờ đó phản ánh chính xác hơn hiệu năng trong trải nghiệm thực tế. Phương pháp này sẽ khiến các mẫu laptop có hệ thống tản nhiệt  không tốt hoặc sử dụng CPU tỏa nhiệt quá nhiều lộ rõ yếu điểm.

Nhưng kết quả với ASUS ROG Flow X13 thực sự ấn tượng, hệ thống tản nhiệt bên trong một chiếc máy 1.3kg và dày chưa đầy 1.6cm không thể nào quá khủng, nhưng với tiến trình 7nm cùng kiến trúc Zen 3, kết quả hiệu năng đo được rất cao, trong quá trình benchmark xung nhịp giữ ở mức ổn định mặc dù nhiệt độ có tăng lên mức trên 70 độ C. 

Kết quả đo được, Ryzen 9 5980HS ghi nhận số điểm lên tới gần 12,400 điểm, vượt xa i9-9880H (45W).

Và nếu bạn nào quan tâm liệu khi không cấp nguồn thì hiệu năng có bị giảm quá nhiều hay không thì mình cũng đã thử benchmark với Cinebench R23. Kết quả đạt được, máy vẫn ghi nhận hơn 10,700 điểm. Các bạn có thể thấy trong hình, bên dưới là điểm số ghi được khi không cắm nguồn, còn bên trên là khi được cấp nguồn.

Một điểm đáng chú ý nữa là điểm đơn nhân giữa hai lần đo là không đáng kể, vì vậy với các tác vụ đồ họa, dựng phim tận dụng hiệu suất đơn nhân là chính thì dù cấp nguồn hay không, hiệu năng sử dụng thực tế vẫn như nhau.

Thử nghiệm dựng phim với Premiere Pro

Thử nghiệm với một source quay 1080p@30fps với khá nhiều hiệu ứng như khử nhiễu, làm đẹp da, chỉnh màu… thì việc preview vẫn rất mượt mà, máy chạy gần như realtime, không có hiện tượng drop frame. Trong quá trình render, CPU thậm chí chỉ dùng dưới 20%. Các bạn có thể xem thêm trong video dưới đây, cần nói thêm mình sử dụng VLC để quay màn hình, và bản thân ASUS ROG Flow X13 có màn hình 4K nên đã “ngốn” khá nhiều tài nguyên của máy rồi.

https://www.youtube.com/watch?v=c_opIAGp_Co

Qua thử nghiệm nhanh ở trên, mình có thể khẳng định những bạn làm đồ họa, dựng phim hoàn toàn có thể sử dụng ASUS ROG Flow X13 để làm việc trên cả những video 4K. Ngoại trừ kích thước hơi khiêm tốn chỉ 13.4 inch thì mọi thông số khác đều ấn tượng, ví dụ như độ phân giải 4K, 116% sRGB và quan trọng là hiệu năng vô cùng ấn tượng.

Độ ổn định và mức tiêu thụ năng lượng

Trong quá trình thử nghiệm, mình sử dụng HWInfo64 và Task Manager để theo dõi hệ thống. Về xung nhịp, đối với bài thử nghiệm Cinebench R23 ép tất cả các nhân chạy thì xung nhịp giữ ở mức ổn định 3.2 - 3.3GHz, công suất tiêu thụ vào khoảng 35W. Mức công suất tiêu thụ cao nhất ghi nhận được chỉ vào khoảng hơn 50W - một con số quá ấn tượng. Vì mình đã từng thử nghiệm một chiếc laptop chạy Intel Core i7-1065G7 (4 nhân) ăn tới 50W.

Khi thử nghiệm với bài test Premiere chủ yếu chỉ dùng 1 - 2 nhân thì xung nhịp lên khoảng 4.0 - 4.3GHz, mình nghĩ nếu Ryzen 9 5980HS được trang bị trong một con máy dày hơn, tản nhiệt tốt hơn, cấp nguồn lớn hơn hoàn toàn có thể bốc phá hiệu năng lên cao hơn nữa.

Kết luận

Dù chỉ nằm trong một chiếc máy gọn nhẹ, trọng lượng 1.3kg nhưng những gì mà AMD Ryzen 9 5980HS thể hiện được là vô cùng ấn tượng. Với hiệu năng này, AMD Ryzen 9 5980HS không chỉ cân tốt mọi tựa game mà còn đáp ứng cả những nhu cầu đồ họa, dựng phim.


 

Bài viết bạn có thể quan tâm

TV Samsung QLED mới trang bị FreeSync

TV Samsung QLED mới trang bị FreeSync

Công nghệ Radeon FreeSync ™ mang đến cho bạn khả năng chơi game mượt mà trên màn hình lớn. 20 TV Samsung QLED đã tham gia hệ sinh thái màn hình chơi game lớn nhất trong ngành với hơn 250 màn hình hỗ trợ công nghệ Radeon FreeSync ™ trên toàn thế giới—

Ryzen 5 2400G mạnh mẽ sánh vai cùng RX570 cân tốt game AAA

Ryzen 5 2400G mạnh mẽ sánh vai cùng RX570 cân tốt game AAA

Trong những tháng cuối năm 2018 thị trường PC tại Việt Nam có khá nhiều biến động. Trong đó không thể không kể tới card đồ họa và CPU. Khi mà giá đơn vị tiền ảo Bitcoin lao dốc thì cũng là lúc card đồ họa được các thương lái xả ra rất nhiều với giá cực kỳ rẻ.

[REVIEW] AMD RYZEN 7 2700X : CPU Ryzen mạnh nhất, được những gì?

[REVIEW] AMD RYZEN 7 2700X : CPU Ryzen mạnh nhất, được những gì?

Không dài dòng , hôm nay mình sẽ test sản phẩm AMD Ryzen 7 2700X sản phẩm cao cấp cũng là sản phẩm đắt nhất tính tới thời điểm hiện tại của AMD. Sơ qua về thông số thì đây là sản phẩm thuộc dòng X ép xung của AMD nhưng lại đi kèm tản nhiệt, sản phẩm được xuất xưởng với mức xung 3.7GHz chạy turbo ở mức 4.3GHz,..

Ryzen 5 2600X - Không ngại game khủng, giá cả phải chăng

Ryzen 5 2600X - Không ngại game khủng, giá cả phải chăng

ASUS gần như đã lột mình hoàn toàn với dòng mainboard mới của mình trong năm 2018 với những đường nét thiết kế mới độc đáo và không kém phần cuốn hút, nổi bật là những mainboard dòng ROG Strix với những dòng chữ được in thẳng xuống bề mặt của bo mạch chỉ cả trước lẫn sau, mới nhất có thể kể đến bo mạch ROX Strix X470-F GAMING...

AMD Ryzen 3 2200G - Hiệu năng cao cho các game esport và hệ thống HTPC gia đình

AMD Ryzen 3 2200G - Hiệu năng cao cho các game esport và hệ thống HTPC gia đình

Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay máy tính là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Trên thị trường có rất nhiều cấu hình máy tính khác nhau, từ phổ thông cho đến cao cấp. Nếu bạn cần một chiếc máy tính với giá tiền vừa phải để đáp ứng nhu cầu giải trí cơ bản, trải nghiệm các tựa game E-sport sau những giờ làm việc căng thẳng thì lựa chọn nào là phù hợp?

AMD Athlon 200GE : vị vua phân khúc phổ thông

AMD Athlon 200GE : vị vua phân khúc phổ thông

AMD Athlon 200GE sản phẩm CPU mới nhất của AMD, mục tiêu nhắm vào phân khúc phổ thông nhưng AMD có hơi quá đà khi lại nhét vào tận 2 nhân và 4 luồng xử lý dữ liệu với mức xung nhịp 3.2GHz nhìn trước qua về mức xung thì chúng ta có thể thấy với những game đòi hỏi mức xung xử lý cao thì sản phẩm này sẽ khá ngon lành để chơi game, bên cạnh 4 luồng xử lý dữ liệu AMD còn tích hợp thêm 3 nhân xử lý đồ họa bên trong CPU giúp chúng ta có thể chơi kha khá game với hiệu năng mà 3 nhân đồ họa này mang lại.