Ryzen 5 5600X và RX6800 - Combo sản phẩm mới với hiệu năng cao mà giá lại phải chăng
Ryzen – cái tên được lần đầu nhắc tới vào khoảng đầu năm 2017 đến nay đã ghi lại được nhiều ấn tượng mạnh cho người dùng cá nhân. Từ dòng Series 1000, 2000, 3000 đến nay, AMD đã luôn luôn lắng nghe ý kiến người tiêu dùng và từng bước, từng bước cải thiện hiệu năng sản phẩm của họ. Với dòng vi xử lý Ryzen Series 3000, nó đã tạo được nhiều hiệu ứng tích cực nhờ hiệu năng cao và giá thành sản phẩm phải chăng thì trong cuối năm 2020, họ lại tung ra thị trường dòng sản phẩm AMD Ryzen 5000 Series đầy hấp dẫn xen lẫn những hoài nghi. Vậy Ryzen 5000 Series có gì hay? Ryzen 5 5600X có gì đặc biệt?
Ryzen 5000 Series được sản xuất dựa trên kiến trúc Zen 3 mới nhất và vẫn giữ nguyên tiến trình 7nm như Ryzen 3000 Series trước đó. Điểm khác biệt chính nằm ở kiến trúc Zen 3 khi bên trong thế hệ Zen 2 được chia thành 2 cụm CCX, bộ nhớ cache L3 được chia ra làm 2 dẫn đến việc sẽ có độ trễ nhất định khi liên lạc giữa các cùm với nhau. Vì thế ở kiến trúc Zen 3, AMD đã quyết định đưa toàn bộ 8 nhân vào một khối CCX duy nhất bên trong CCD. Kiểu thiết kế mới giúp toàn bộ 8 nhân đều có thể truy xuất trực tiếp đến 32MB bộ nhớ cache L3 chung, giảm thiểu độ trễ xuống mức tối đa ở các nhân.
Sơ bộ về Ryzen 5000 Series là thế, còn Ryzen 5 5600X sẽ có thông số cụ thể như sau:
So với Ryzen 5 3600X trước đây, Ryzen 5 5600X có khá nhiều điểm tương đồng như số nhân, số luồng xử lý đều là 6 nhân 12 luồng như nhau, có một chút điểm trừ cho 5600X là Xung nhịp cơ bản của nó chỉ ở mức 3.7GHz trong khi 3600X lại nhỉnh hơn 0.1GHz. Bù lại, xung nhịp tối đa của 5600X là 4.6GHz, cao hơn 3600X 0.1GHz. Bộ nhớ cache L3 của CPU này lên đến 32MB cùng kiến trúc Zen 3 chắc hẳn sẽ giúp cải thiện thời gian truy xuất dữ liệu của CPU khá đáng kể. Đồng thời, Ryzen 5 5600X cũng được trang bị phiên bản PCIe 4.0 mới nhất và hỗ trợ bộ nhớ DDR4 với bus lên đến 3200MHz.
Bên cạnh việc ra mắt dòng sản phẩm CPU Ryzen 5000 Series mới, AMD cũng trình làng Series card đồ họa AMD Radeon 6000 vào quý 4 năm 2020 với các mã RX 6800, RX 6800 XT, RX 6900 XT. Các mẫu card đồ họa mới đều được phát triển dựa trên kiến trúc RDNA 2 độc quyền của AMD với tiến trình 7nm cốt lõi, hứa hẹn đem đến những sự cải tiến lớn về hiệu suất cũng như khả năng tiết kiệm năng lượng.
Trên thực tế, RDNA 2 vốn không phải là cái tên xa lạ và đã từng là chủ đề thảo luận hot trên nhiều diễn đàn công nghệ trước đây, vì nó là công nghệ dự kiến sẽ được sử dụng trong các mẫu game console thế hệ tiếp theo, bao gồm Xbox Series X và Series S, cũng như PlayStation 5. So với phiên bản tiền nhiệm, RDNA 2 hứa hẹn cải thiện hiệu suất trên mỗi watt lên tới 54%, đồng thời cũng cung cấp tần số cao hơn 30% trên cùng một tiến trình 7nm.
Trong bài test hiệu năng hôm nay, mình sẽ sử dụng “em út” Radeon RX 6800 trong Series card 6000 để gắn chung với Ryzen 5 5600X. Card đồ họa Radeon RX 6800 được sinh ra để xử lý những công việc đồ họa nặng hay chiến các tựa game bom tấn AAA ở độ phân giải 4K.
Với phiên bản nguyên gốc từ AMD, chiếc card AMD Radeon RX 6800 có thiết kế rất cool ngầu với tone màu đen – bạc mạnh mẽ. Cảm giác trên tay RX 6800 khá nặng và chắc chắn. RX 6800 được trang bị 3 quạt làm mát, bên dưới là khối tản nhiệt được sơn đen sang trọng với các lá nhôm tản nhiệt. Mặt sau được trang bị tấm backplate bằng nhôm càng làm cho chiếc card trở nên sang trọng. Cổng xuất hình của 6800 gồm 1 HDMI, 2 Displayport và 1 USB Type-C
Được sản xuất dựa trên kiến trúc RDNA 2, RX 6800 có 60 CU (đơn vị tính toán). Mỗi đơn vị tính toán RDNA2 này đều có phần cứng raytracing. Ngoài ra chiếc card này còn được trang bị bộ nhớ khá khủng, lên đến 16GB GDDR6 và có giao diện bộ nhớ 256-bit với băng thông bộ nhớ lên đến 512 GB/s.
Một vài hình ảnh thực tế card Radeon RX 6800:
Test hiệu năng
Cấu hình test:
CPU: AMD Ryzen 5 5600X
Main: Asus TUF Gaming X570-Plus
Ram: GSkill 2x8GB Bus 3400
VGA: Radeon RX 6800 16GB
CPU-Z Benchmark
_ CPU (Single Core): 624.1 điểm
_ CPU: 4675.7 điểm
Passmark PerformanceTest:
Điểm tổng: 21773 điểm
Cinebench R15 Benchmark:
_ Điểm CPU: 1760 cb
_ Điểm CPU (Single Core): 254 cb
_ Điểm đồ họa: 267.58 fps
Cinebench R20 Benchmark:
_ Điểm CPU: 4028 pts
_ Điểm CPU (Single Core): 596 pts
Có thể thấy điểm của Ryzen 5600X khá ấn tượng, ca3o hơn Ryzen 5 3600 XT khoảng 9%
3DMark
Time Spy
Time Spy là bài kiểm tra điểm chuẩn DirectX 12 dành cho PC chơi game chạy Windows 10.
Điểm tổng: 13075 điểm
Điểm đồ họa: 14786 điểm
Điểm CPU: 7899 điểm
Time Spy Extreme
Bản mở rộng của Time Spy với nhiều hiệu ứng đồ họa nặng
Điểm tổng: 6241 điểm
Điểm đồ họa: 7085 điểm
Điểm CPU: 3726 điểm
Fire Strike
Fire Strike là bài kiểm tra dành cho PC chơi game với hiệu suất cao; Kiểm tra điểm chuẩn DirectX 11; Độ phân giải hiển thị 1920 x 1080.
Điểm tổng: 31560 điểm
Điểm đồ họa: 42865 điểm
Điểm vật lý: 23736 điểm
Fire Strike Extreme
Bài kiểm tra cao cấp hơn so với Fire Strike với nhiều hiệu ứng đồ họa nặng hơn.
Điểm tổng: 19436 điểm
Điểm đồ họa: 21342 điểm
Điểm vật lý: 23632 điểm
Fire Strike Ultra
Bài kiểm tra cao cấp nhất của Fire Strike.
Điểm tổng: 10317 điểm
Điểm đồ họa: 10536 điểm
Điểm vật lý: 23530 điểm
PCMark 10
PCMark 10 có một tập hợp các bài kiểm tra toàn diện bao gồm nhiều loại nhiệm vụ được thực hiện trong môi trường làm việc hiện đại
Điểm tổng: 7066 điểm
Unigine Heaven Benchmark
Với thiết lập chất lượng hình ảnh Ultra và độ phân giải 2K, kết quả benchmark của bộ đôi trên thật sự ấn tượng. FPS trung bình là 123.6 và đạt 3113 điểm.
Hiệu năng đồ họa:
Photoshop Benchmark
Ứng dụng chấm điểm hệ thống sử dụng cho nhu cầu đồ họa Photoshop của Puget System. Với thang điểm chuẩn lần lượt là 1000 cho điểm tổng và 100 cho các điểm còn lại.
Có thể thấy bộ đôi trên mang lại kết quả cực kỳ ấn tượng khi vượt qua mốc điểm chuẩn của Puget System.
VRAY Benchmark:
_ Điểm CPU: 11738 ksamples
_ Điểm GPU: 62 mpaths
Corona Benchmark:
Tổng thời gian để Ryzen 5 5600X hoàn thành công việc là 2 phút 6 giây và tốc độ là 3,851,220 Rays/giây
Solidworks Benchmark
Phần mềm đánh giá hệ thống của Solidworks sẽ giúp người dùng đánh giá hiệu năng máy tính thông qua các tác vụ đồ họa, render trong Solidworks.
Premiere Benchmark
3DsMax 2016 Render
Test thực tế khả năng render của Ryzen 5 5600X với 3DsMax 2016 và VRAY phiên bản 3.4. Project nội thất với khoảng 2,5 triệu polys và các hiệu ứng ánh sáng.
Thời gian để render xong project trên là 715.8 giây, khoảng gần 12 phút.
Tổng kết
Nếu so sánh với những bài benchmark trước đây của Ryzen 3000 Series thì Ryzen 5 5600X có điểm số benchmark cực kỳ ấn tượng nhờ những ưu điểm của kiến trúc Zen 3. Trong khi dòng card đồ họa Radeon RX 6800 lại thừa hưởng sức mạnh của kiến trúc RDNA 2 nâng hiệu suất xử lý đồ họa cao hơn so với kiến trúc RDNA. Ryzen 5 5600X với mức giá khoảng 8 triệu đồng và card đồ họa RX 6800 với giá khoảng 21 triệu đồng hứa hẹn sẽ trở thành combo có hiệu năng cao cùng giá thành phải chăng dành cho người làm đồ họa bán chuyên và chuyên nghiệp.
Bài viết bạn có thể quan tâm
TV Samsung QLED mới trang bị FreeSync
Công nghệ Radeon FreeSync ™ mang đến cho bạn khả năng chơi game mượt mà trên màn hình lớn. 20 TV Samsung QLED đã tham gia hệ sinh thái màn hình chơi game lớn nhất trong ngành với hơn 250 màn hình hỗ trợ công nghệ Radeon FreeSync ™ trên toàn thế giới—
Ryzen 5 2400G mạnh mẽ sánh vai cùng RX570 cân tốt game AAA
Trong những tháng cuối năm 2018 thị trường PC tại Việt Nam có khá nhiều biến động. Trong đó không thể không kể tới card đồ họa và CPU. Khi mà giá đơn vị tiền ảo Bitcoin lao dốc thì cũng là lúc card đồ họa được các thương lái xả ra rất nhiều với giá cực kỳ rẻ.
[REVIEW] AMD RYZEN 7 2700X : CPU Ryzen mạnh nhất, được những gì?
Không dài dòng , hôm nay mình sẽ test sản phẩm AMD Ryzen 7 2700X sản phẩm cao cấp cũng là sản phẩm đắt nhất tính tới thời điểm hiện tại của AMD. Sơ qua về thông số thì đây là sản phẩm thuộc dòng X ép xung của AMD nhưng lại đi kèm tản nhiệt, sản phẩm được xuất xưởng với mức xung 3.7GHz chạy turbo ở mức 4.3GHz,..
Ryzen 5 2600X - Không ngại game khủng, giá cả phải chăng
ASUS gần như đã lột mình hoàn toàn với dòng mainboard mới của mình trong năm 2018 với những đường nét thiết kế mới độc đáo và không kém phần cuốn hút, nổi bật là những mainboard dòng ROG Strix với những dòng chữ được in thẳng xuống bề mặt của bo mạch chỉ cả trước lẫn sau, mới nhất có thể kể đến bo mạch ROX Strix X470-F GAMING...
AMD Ryzen 3 2200G - Hiệu năng cao cho các game esport và hệ thống HTPC gia đình
Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay máy tính là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Trên thị trường có rất nhiều cấu hình máy tính khác nhau, từ phổ thông cho đến cao cấp. Nếu bạn cần một chiếc máy tính với giá tiền vừa phải để đáp ứng nhu cầu giải trí cơ bản, trải nghiệm các tựa game E-sport sau những giờ làm việc căng thẳng thì lựa chọn nào là phù hợp?
AMD Athlon 200GE : vị vua phân khúc phổ thông
AMD Athlon 200GE sản phẩm CPU mới nhất của AMD, mục tiêu nhắm vào phân khúc phổ thông nhưng AMD có hơi quá đà khi lại nhét vào tận 2 nhân và 4 luồng xử lý dữ liệu với mức xung nhịp 3.2GHz nhìn trước qua về mức xung thì chúng ta có thể thấy với những game đòi hỏi mức xung xử lý cao thì sản phẩm này sẽ khá ngon lành để chơi game, bên cạnh 4 luồng xử lý dữ liệu AMD còn tích hợp thêm 3 nhân xử lý đồ họa bên trong CPU giúp chúng ta có thể chơi kha khá game với hiệu năng mà 3 nhân đồ họa này mang lại.