tech24g.com tech24g.com

©2021 tech24g.com. All rights reserved

Hướng dẫn build cấu hình PC với Ryzen 5800X và RX 6800 XT

Nối tiếp thành công của Ryzen thế hệ 3, AMD tiếp tục mang đến cho người dùng dòng sản phẩm Ryzen 5000 Series đầy hứa hẹn. Bên cạnh đó dòng card đồ họa Radeon RX 6000 Series cũng tiếp bước để tạo nên những bộ đôi ăn ý mạnh mẽ. Tuy nhiên, cái gì mới cũng vậy, người dùng sẽ choáng ngợp trước nhiều thông tin quảng cáo, không biết phải chọn như thế nào cho hợp lý. Và nếu là một Creator, chắc hẳn việc lựa chọn linh kiện làm sao để tối ưu hiệu năng sẽ làm cho bạn phải đau đầu vì không có kiến thức chuyên môn. Hiểu được những khó khăn của Creator trong việc lựa chọn cấu hình máy tính, bài viết này sẽ hướng dẫn cho mọi người làm thế nào để build cấu hình PC hợp lý đáp ứng tốt cho người sáng tạo nội dung và truyền cảm hứng sáng tạo.



I – Giới thiệu

Với AMD Ryzen 3000 series, mặc dù đã làm cho đối thủ Intel phải lu mờ, nhưng hiệu năng đơn luồng thì dòng sản phẩm này vẫn còn hạn chế. Vì vậy, giám đốc điều hành Lisa SU đã chính thức công bố dòng vi xử lý Ryzen 5000 dựa trên kiến trúc Zen 3 mới để khắc phục hoàn toàn điểm yếu trên. Quan trọng hơn hết, dòng vi xử lý Ryzen 5000 vẫn tiếp tục sử dụng socket AM4 và tương thích với những bo mạch chủ có chipset 500 và 400 series. Như vậy, nếu bạn đang sở hữu những bo mạch này, bạn chỉ cần update Bios là có thể nâng cấp CPU lên đời mới nhất dễ dàng. Cách update bios cụ thể mình sẽ hướng dẫn ở dưới bài viết nhé.



Ở dòng vi xử lý mới này, dù vẫn sử dụng lại tiến trình 7nm như 3000 Series nhưng hiệu năng của nó đã có nhiều thay đổi và tối ưu hơn. Cụ thể là IPC (lệnh trên xung nhịp/chu kỳ) được cải thiện đến 19%, kiến trúc Zen 3 mới còn giảm độ trễ giao tiếp giữa nhân xử lý và bộ nhớ đệm, tăng dung lượng bộ nhớ đệm L3 lên gấp đôi, truy cập trực tiếp vào bộ nhớ đệm trên mỗi nhân.



Nếu so sánh với kiến trúc Zen 2 trước đây, thiết kế của Zen 3 có một vài điểm khác biệt như hình dưới. Thiết kế cụm nhân CCX với tối đa 8 nhân thay vì 4 nhân như các dòng Zen trước. Những CPU cao cấp sẽ có nhiều cụm nhân CCX, nên việc nhồi nhét nhiều nhân vào 1 cụm sẽ giảm thiểu độ trễ giữa các cụm xuống mức thấp nhất nhằm tăng hiệu suất lên cao hơn.

Đại diện cho bài viết hôm nay sẽ là Ryzen 7 5800X thuộc phân khúc cận cao cấp nhất trong series 5000. Đây là bộ vi xử lý có 8 nhân 16 luồng với xung nhịp cơ bản là 3.8 GHz, mức xung nhịp boost tối đa là 4.7 GHz. Cũng giống như 3000 series, 5800X vẫn sử dụng bộ nhớ ram DDR4 kênh đôi có tốc độ ram tối đa là 3200 MHz. Bộ nhớ đệm L3 của nó lên đến 32MB và hỗ trợ PCIe Gen 4 mới nhất hiện nay.

Thông số kỹ thuật:



Tổng quan ngoại hình CPU:





Bên cạnh dòng CPU AMD Ryzen 5000 Series mới thì AMD cũng cho ra mắt dòng card đồ họa Radeon RX 6000 Series để sánh đôi cùng nhau. Radeon RX 6000 Series trải dài từ 6700 XT đến 6800 XT, 6900 và cao cấp nhất là 6900 XT. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu về RX 6800 XT.

AMD Radeon RX 6800 XT dựa trên kiến trúc đồ họa RDNA 2 của đội Đỏ, vẫn dựa trên quy trình sản xuất 7nm. Thay vì thu nhỏ khuôn, AMD đã thêm một số tính năng mới và nâng cao hiệu suất, điều này làm cho các card đồ họa 6000 Series mạnh mẽ hơn so với người tiền nhiệm của chúng. Phần thay đổi lớn nhất trong số này là Infinity Cache, điều quan trọng khi bạn cần biết đó là Radeon RX 6800 XT sử dụng bộ nhớ GDDR6 16GB, thay vì bộ nhớ GDDR6X được tìm thấy trên Nvidia GeForce RTX 3080 và RTX 3090.

Infinity Cache về cơ bản là bộ nhớ đệm với tổng dung lượng là 128MB, AMD khẳng định là nhanh hơn 3,25 lần so với GDDR6 VRAM trên bus 256-bit. Infinity Cache giúp cung cấp dữ liệu từ VRAM 16GB cho GPU tốt hơn và sự kết hợp giữa bộ nhớ đệm tốc độ cao cùng bộ nhớ GDDR6 cho băng thông trên mỗi watt nhiều hơn 2,4 lần so với VRAM có thể đạt được. Điều này cũng giúp thu hẹp khoảng cách mà AMD sẽ gặp phải khi đi ngược lại với bộ nhớ GDDR6X trong các card đồ họa flagship của NVIDIA.

Radeon RX 6800 XT được trang bị 72 đơn vị tính toán (CU) với mỗi đơn vị tính toán chứa 64 stream processor. Như vậy chiếc card này có tổng cộng 4608 stream processor với 26.8 tỷ bóng bán dẫn bên trong khuôn 519mm2. Khuôn lớn hơn này cũng được kết hợp với clock cao hơn. Radeon RX 6800 XT có Core clock là 2015MHz và Boost clock lên đến 2250 MHz. Core clock là thứ bạn có thể sẽ thấy hầu hết thời gian khi chơi game, trong khi Boost clock về cơ bản là tốc độ nó có thể tăng lên đối với khối lượng công việc siêu khủng, thay vì tải liên tục như các trò chơi PC.

Thông số GPU:



Hình ảnh RX 6800 XT:







II – Lên cấu hình và update Bios

_ Với cấu hình sử dụng Ryzen 7 5800X và card đồ họa RX 6800 XT, chúng ta sẽ cần đến một bo mạch chủ tốt như B550 hay X570 để hệ thống chạy ổn định. Trong bài viết này, mình sẽ sử dụng mainboard Asus TUF X570 Gaming Plus.

_ Bộ nhớ ram cũng là linh kiện quan trọng trong hệ thống AMD và đặc biệt là nhu cầu đồ họa, chúng ta cần tối thiểu 16GB ram trở lên. Tiếp đến sẽ là tốc độ bus ram. Ở đây mình sẽ chọn kit ram của GSkill 2x8GB với bus 3400.

_ Chắc hẳn SSD ngày nay là thứ không thể thiếu trong các bộ máy tính. Tùy vào nhu cầu sử dụng, chúng ta có thể lựa chọn SSD cho phù hợp. X570 và CPU AMD 5000 series đã hỗ trợ SSD PCIe Gen 4 mới nhất với tốc độ đọc ghi cực nhanh. Nêu có thể, bạn nên sắm cho mình một chiếc SSD PCIe Gen 4 xịn xò để có tốc độ xử lý mong muốn nhất nhé.

Tiếp đến là bộ nguồn, với cấu hình mạnh mẽ như trên, một bộ nguồn công suất thực từ 700w trở lên cùng chứng nhận 80Plus sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng cũng như đảm bảo cho hệ thống hoạt động bền bỉ. Và cuối cùng là một chiếc case phù hợp với gu của bạn. Phần này bạn sẽ tự chọn nhé.

Cấu hình test:

_ CPU: AMD Ryzen 7 5800X

_ Main: Asus X570 TUF Gaming Plus

_ Ram: GSkill 2x8GB Bus 3400

_ VGA: Radeon RX 6800 XT 16GB



_ Update Bios:

Đầu tiên, mình sẽ search model bo mạch chủ cần update bios trên Google. Sau đó vào trang chủ của hãng để tải về. Đa phần, trang chủ các hãng main đều có mục hỗ trợ để tải Bios và Driver. Đối với Asus, mình cũng sẽ vào mục hỗ trợ.



Tiếp theo mình sẽ chọn vào mục trình điều khiển và công cụ và chọn bản Bios cần update. Ở đây, mình sẽ chọn bản Bios mới nhất để tải về. Nếu có phiên bản Beta, chúng ta nên tải về bản thấp hơn Beta để chắc chắn rằng Bios đã được hãng điều chỉnh phù hợp nhất.



Tiếp theo, giải nén bản Bios đã tải về và để vào ổ cứng hoặc usb, sau đó khởi động lại máy và truy cập vào giao diện Bios. Ở góc trái bên trên là phiên bản Bios hiện tại. Chọn Advanced Mode hoặc bấm phím tắt, với Asus phím tắt là F7.



Trong Advanced Mode chọn đến mục Tool và chọn Asus EZ Flash 3 Utility. Tùy mainboard mà mục update Bios sẽ nằm ở vị trí khác nhau.



Sau khi đã vào được chỗ update Bios, chúng ta sẽ tìm đến vị trí lưu file Bios và chọn file để update.



Trong quá trình máy update Bios, người dùng không được để máy bị tắt hoặc không được thao tác phím chuột, tránh gây lỗi trong quá trình update sẽ dẫn đến mainboard không thể khởi động được.

Khi update Bios thành công, máy sẽ khởi động lại và chúng ta vào trong Bios để kiểm tra. Như hình dưới đây, mình đã update Bios thành công.



Người dùng sẽ thiết lập một vài thông số tùy theo cá nhân, nếu không cần điều chỉnh, hãy để mặc định và bấm F10 để lưu lại và khởi động lại máy. Cài đặt hệ điều hành Windows và Driver để bắt đầu sử dụng.

III – Hiệu năng

CPU-Z




_ Single Thread: 653.2 điểm

_ Multi Thread: 6613.7 điểm



Passmark PerformanceTest 10.0



Tổng điểm CPU: 29128 điểm



Cinebench R15



Điểm CPU: 2564 cb

Điểm CPU (Single Core): 266 cb

Điểm GPU: 279.53 fps



Cinebench R20



Điểm CPU: 5925 cb

Điểm CPU (Single Core): 611 cb





3DMark

Time Spy



Điểm tổng: 16213 điểm

Điểm CPU: 11525 điểm

Điểm đồ họa: 17467 điểm



Time Spy Extreme




Điểm tổng: 7826 điểm

Điểm CPU: 5470 điểm

Điểm đồ họa: 8470 điểm



Fire Strike



Điểm tổng: 37490 điểm

Điểm đồ họa: 50791 điểm

Điểm vật lý: 30108 điểm



Fire Strike Extreme



Điểm tổng: 23190 điểm

Điểm đồ họa: 25110 điểm

Điểm vật lý: 29990 điểm



Fire Strike Ultra



Điểm tổng: 12404 điểm

Điểm đồ họa: 12588 điểm

Điểm vật lý: 30191 điểm



PCMark 10





Điểm tổng: 7542 điểm.



Vray Benchmark



Với ứng dụng chấm điểm render Vray, cấu hình 5800X và 6800XT đạt được 17040 ksampes cho CPU và 93 mpaths cho GPU



Corona Benchmark



Thời gian để 5800x Render xong là 1 phút 26 giây và tốc độ render là 5,613,290 Rays/giây.



Superposition Benchmark

_ 1080 Extreme:




Tổng điểm trong bài test là 10155 điểm, FPS thấp nhất 60.05, cao nhất 91.91, trung bình 75.96 FPS.



_ 4K Optimized:



Tổng điểm trong bài test là 13611 điểm, FPS thấp nhất 87.88, cao nhất 122.99, trung bình 101.81 FPS.



IV – Hiệu năng game

Playerunknown’s Battlegrounds


PlayerUnknown's Battlegrounds là một trò chơi điện tử nhiều người chơi trực tuyến do PUBG Corp, một chi nhánh của công ty phát hành game Bluehole của Hàn Quốc phát triển và phát hành. Là một trong những game đòi hỏi cấu hình khá nặng tuy nhiên mình sẽ để mức Setting Ultra và độ phân giải 4K.



Đối với mức thiết lập trên, cấu hình Ryzen 9 5950X và Radeon RX 6900 XT dễ dàng vượt qua tựa game này với mức khung hình khoảng gần 200 FPS.



Tom Clancy's Ghost Recon

Tom Clancy's Ghost Recon là một loạt các trò chơi video bắn súng chiến thuật quân sự được phát hành bởi Ubisoft. Trong game mình để thiết lập Ultimate và độ phân giải 4K.



Mức khung hình trung bình trong game là 75 FPS và đạt được điểm A trong bài benchmark. Với ưu điểm VRAM lên đến 16GB, chúng ta có thể dễ dàng chơi tựa game này ở thiết lập hình ảnh siêu cao cùng độ phân giải lớn cho hình ảnh cực đẹp.



Tom Clancy's The Division 2

Tom Clancy's The Division 2 là một trò chơi điện tử hành động nhập vai trực tuyến được phát triển bởi Massive Entertainment và được xuất bản bởi Ubisoft. Với tựa game này, mình sẽ để thiết lập ở mức Ultra và độ phân giải 4K.



FPS trung bình trong game là 63 FPS.



Assassin’s Creed Odyssey

Assassin's Creed Odyssey là một trò chơi nhập vai hành động được phát triển bởi Ubisoft Quebec và được xuất bản bởi Ubisoft. Đây là phần chính thứ mười một, và thứ hai mươi tổng thể, trong loạt Assassin's Creed và kế vị Assassin's Creed Origins năm 2017. Mức thiết lập Ultra High và độ phân giải 4K.



Mức khung hình trung bình trong game là 68 FPS.



Battlefield V

Với tựa game Battlefield V, nhà phát hành game đã thêm tính năng Ray Tracing giúp hình ảnh trong game chân thực hơn. Trước đây Ray Tracing chỉ hỗ trợ trên nền tảng của Nvidia, nhưng hiện tại, card đồ họa của AMD cũng có thể sử dụng tính năng này. Do Ray Tracing cần nhiều tài nguyên của card đồ họa nên trong game mình sẽ để mức thiết lập cao nhất và độ phân giải 2K



Mức khung hình trong game dao động từ 60 FPS đến 85 FPS tùy bối cảnh. Với mức khung hình này, mình có thể chơi game một cách thoải mái, không những vậy, với Ray Tracing, hình ảnh trong game có độ bóng rất chân thực.



V – Lời kết

Dù là nhu cầu làm việc hay giải trí cao cấp thì bộ đôi Ryzen 7 5800X và card đồ họa RX 6800 XT đã thể hiện rất tốt hiệu năng của mình. Nhờ sự cải thiện về hiệu năng đơn nhân mà AMD đã hoàn thiện dòng CPU Ryzen của họ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, việc nâng cấp hiệu năng card đồ họa trên dòng card Radeon RX 6000 Series sẽ giúp cho người dùng có những trải nghiệm đồ họa tốt hơn ở độ phân giải 4K. Nếu bạn đang có ý định nâng cấp PC của mình để đáp ứng công việc và giải trí trong vài năm tới đây thì mình tin rằng bộ đôi trên sẽ không làm bạn thất vọng.

Bài viết bạn có thể quan tâm

TV Samsung QLED mới trang bị FreeSync

TV Samsung QLED mới trang bị FreeSync

Công nghệ Radeon FreeSync ™ mang đến cho bạn khả năng chơi game mượt mà trên màn hình lớn. 20 TV Samsung QLED đã tham gia hệ sinh thái màn hình chơi game lớn nhất trong ngành với hơn 250 màn hình hỗ trợ công nghệ Radeon FreeSync ™ trên toàn thế giới—

Ryzen 5 2400G mạnh mẽ sánh vai cùng RX570 cân tốt game AAA

Ryzen 5 2400G mạnh mẽ sánh vai cùng RX570 cân tốt game AAA

Trong những tháng cuối năm 2018 thị trường PC tại Việt Nam có khá nhiều biến động. Trong đó không thể không kể tới card đồ họa và CPU. Khi mà giá đơn vị tiền ảo Bitcoin lao dốc thì cũng là lúc card đồ họa được các thương lái xả ra rất nhiều với giá cực kỳ rẻ.

[REVIEW] AMD RYZEN 7 2700X : CPU Ryzen mạnh nhất, được những gì?

[REVIEW] AMD RYZEN 7 2700X : CPU Ryzen mạnh nhất, được những gì?

Không dài dòng , hôm nay mình sẽ test sản phẩm AMD Ryzen 7 2700X sản phẩm cao cấp cũng là sản phẩm đắt nhất tính tới thời điểm hiện tại của AMD. Sơ qua về thông số thì đây là sản phẩm thuộc dòng X ép xung của AMD nhưng lại đi kèm tản nhiệt, sản phẩm được xuất xưởng với mức xung 3.7GHz chạy turbo ở mức 4.3GHz,..

Ryzen 5 2600X - Không ngại game khủng, giá cả phải chăng

Ryzen 5 2600X - Không ngại game khủng, giá cả phải chăng

ASUS gần như đã lột mình hoàn toàn với dòng mainboard mới của mình trong năm 2018 với những đường nét thiết kế mới độc đáo và không kém phần cuốn hút, nổi bật là những mainboard dòng ROG Strix với những dòng chữ được in thẳng xuống bề mặt của bo mạch chỉ cả trước lẫn sau, mới nhất có thể kể đến bo mạch ROX Strix X470-F GAMING...

AMD Ryzen 3 2200G - Hiệu năng cao cho các game esport và hệ thống HTPC gia đình

AMD Ryzen 3 2200G - Hiệu năng cao cho các game esport và hệ thống HTPC gia đình

Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay máy tính là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Trên thị trường có rất nhiều cấu hình máy tính khác nhau, từ phổ thông cho đến cao cấp. Nếu bạn cần một chiếc máy tính với giá tiền vừa phải để đáp ứng nhu cầu giải trí cơ bản, trải nghiệm các tựa game E-sport sau những giờ làm việc căng thẳng thì lựa chọn nào là phù hợp?

AMD Athlon 200GE : vị vua phân khúc phổ thông

AMD Athlon 200GE : vị vua phân khúc phổ thông

AMD Athlon 200GE sản phẩm CPU mới nhất của AMD, mục tiêu nhắm vào phân khúc phổ thông nhưng AMD có hơi quá đà khi lại nhét vào tận 2 nhân và 4 luồng xử lý dữ liệu với mức xung nhịp 3.2GHz nhìn trước qua về mức xung thì chúng ta có thể thấy với những game đòi hỏi mức xung xử lý cao thì sản phẩm này sẽ khá ngon lành để chơi game, bên cạnh 4 luồng xử lý dữ liệu AMD còn tích hợp thêm 3 nhân xử lý đồ họa bên trong CPU giúp chúng ta có thể chơi kha khá game với hiệu năng mà 3 nhân đồ họa này mang lại.