AMD Ryzen 7 5800U: CPU tái định nghĩa lại hiệu năng cho Laptop Ultrabook mỏng, nhẹ
CPU Ryzen 5000 Mobile Series cho thấy sức mạnh đáng kinh ngạc trên những dòng Ultrabook nhưng vẫn duy trì được nhiệt độ ổn định và tiêu tốn ít điện năng. Đặc biệt trong đấy chính là CPU Ryzen 5800U, được giới chuyên môn đánh giá rất cao bởi vì đây là bộ vi xử lý tiết kiệm điện. Cho nên hôm nay mình sẽ mang đến cho các bài đánh giá chi tiết bộ vi xử lý mạnh mẽ đầu bảng này đến từ AMD.
Laptop dùng để test trên Asus Zenbook 13 OLED
Mình sẽ sử dụng laptop Asus Zenbook 13 với màn hình OLED để thực hiện các bài test hiệu năng CPU. Và cấu hình cơ bản sẽ gồm:
- CPU: AMD Ryzen 7 5800U (8 nhân 16 luồng, xung nhịp tối đa 4.4 GHz)
- GPU: AMD Radeon với 8 nhân đồ họa, xung nhịp 2000 MHz.
- SSD: 1TB NVMe PCIe.
- Dual Channel RAM: 16GB DDR4.
Thông số hiệu năng của Ryzen 7 5800U.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CPU Ryzen 7 5800U được sản xuất trên tiến trình 7nm với kiến trúc Zen 3 mới được tinh chỉnh về cụm nhân hứa hẹn cho hiệu năng mạnh mẽ hơn rất nhiều. Hiệu năng xử lý đơn nhân cũng được cải thiện với xung nhịp cao lên đến 4.4 GHz.
Ngoài ra, Ryzen 7 5800U còn sở hữu đến 8 nhân 16 luồng xử lý, đáp ứng tốt nhiều tác vụ đa nhiệm nặng nề hay thậm chí có thể render ngay trên bộ vi xử lý tiết kiệm điện này.
Hỗ trợ cho CPU Ryzen 7 5800U chính là GPU tích hợp AMD Radeon, đây là một trong những GPU tích hợp mạnh nhất cho thiết bị di động. Để có thể sử dụng card đồ họa tích hợp tốt nhất, máy hỗ trợ lên đến 16GB RAM chạy Dual Channel. Với những thông số trên Ryzen 7 5800U tự tin là một trong những CPU dành cho Ultrabook mạnh mẽ nhất thời điểm hiện tại.
1. Hiệu năng thực tế
Trong phần nói về hiệu năng mình sẽ chia sẻ với bạn thành 2 phần là điểm số Benchmark và hiệu năng chơi game để cho các bạn dễ hình dung.
Những bài kiểm tra Benchmark
Chiếc Zenbook 13 OLED mà mình dùng để test có trọng lượng khá nhẹ chỉ 1.14 Kg. Khi sử dụng những chiếc Ultrabook như thế này thì thường rất nhiều bạn sẽ sử dụng pin trực tiếp để xử lý các tác vụ mà ít khi nào sử dụng đến sạc. Vì thế mình sẽ kiểm tra điểm số ngay cả khi có và không cắm sạc.
Ở bài kiểm tra Benchmark đầu tiên mình sẽ sử dụng Cinebench R23, bởi vì phần mềm này cho ra điểm số khá cụ thể cho cả đơn nhân và đa nhân. AMD Ryzen 7 5800U đạt được điểm đa nhân rất tốt với 1260 khi không sạc và lên đến 1359 điểm khi được cắm sạc. Với điểm đa nhân thuộc top những CPU mạnh mẽ nhất trên cả Laptop và Desktop đã giúp những tác vụ cơ bản thậm chí dựng hình trên máy trở nên trơn tru hơn so với thế hệ trước.
Sau đó, mình tiếp tục chấm điểm đa nhân, với 8 nhân 16 luồng của AMD Ryzen 7 5800U sẽ không làm bạn thất vọng khi đạt được điểm đa nhân vượt xa đối thủ của mình với 6063 điểm khi không sạc và 7172 điểm khi được cắm sạc. Trong khi đó, điểm số của CPU tiết kiệm điện mạnh mẽ nhất của Intel là Core i7-1165G7 chỉ là 4904 điểm. Đa nhân trên AMD chưa bao giờ là kém và AMD Ryzen 7 5800U được cải tiến và cho ra hiệu năng còn tốt hơn thế nữa. Bạn có thể xử lý mượt mà mọi tác vụ đa nhiệm hay thậm chí là render nhanh nhiều project ngay trên chính chiếc CPU này.
Tiếp tục với phần mềm thứ 2 ngay sau khi mình vừa kiểm tra xong Cinebench R23, lúc này mình test liền bằng phần mềm Geekbench 5 để vừa kiểm tra hiệu năng và sự ổn định của CPU. Điểm số cho ra khá bất ngờ với 1143 điểm đơn nhân và 4715 điểm đa nhân khi không sạc. Khi cắm sạc điểm số cao hơn 20% với khoảng 1445 điểm đơn nhân và 6506 điểm đa nhân.
Với điểm số như thế này bạn hoàn toàn có thể thoải mái trải nghiệm những tựa game Esport và xử lý trơn tru các công việc đồ họa 2D hiện nay. Thậm chí điểm số của AMD Ryzen 7 5800U còn cao hơn kha khá so sánh Core i7-1165G7 với chỉ khoảng 1339 điểm đơn nhân và 5255 điểm đa nhân.
Cuối cùng mình sử dụng PCMark 10 và 3DMark để kiểm tra tổng thể của CPU và GPU tích hợp AMD Radeon. Tới bài test này mình phải thốt lên là ‘Wow’ khi chiếc máy cho ra điểm số thực sự rất cao lên đến 926 điểm khi cắm sạc và thậm chí khi gỡ sạc điểm số lại lên đến 984 ở phần mềm 3DMark.
Và mình nhận được 5289 điểm khi không sạc và 5739 điểm khi cắm sạc ở phần mềm PCMark 10. Với điểm số cao như vậy IGPU của AMD Ryzen 7 5800U xứng đáng là một trong những nhân ddood họa tích hợp mạnh mẽ nhất trên laptop hiện nay. Đồng thời, APU này còn hứa hẹn một khả năng xử lý đồ họa tuyệt cho công việc lẫn giải trí, chơi game.
Bên cạnh đó, mình có chạy stress test sau những bài test hiệu năng căng thẳng thì khá bất ngờ nhiệt độ của CPU được kiểm soát khá tốt. Bộ vi xử lý này chỉ tiêu tốn khoảng 20W điện và nhiệt độ chỉ loanh quanh ở mức hơn 80 độ C. Đây là ưu thế của tiến trình 7nm và kiến trúc Zen 3 mà nhiều nhà sản xuất vẫn chưa thể làm được.
Ngoài ra, một điểm đáng chú ý là điểm số khi cắm sạc và không sạc của AMD Ryzen 7 5800U không chênh lệch quá lớn giúp cho máy vẫn giữ được hiệu năng đỉnh khi sử dụng pin. Điều này giúp ích rất nhiều cho những thiết bị Ultrabook thường xuyên phải di chuyển, làm việc sáng tạo ở nhiều nơi mà không cần phải mang sạc vì hiệu năng của máy vẫn có thể đáp ứng tốt nhiều nhu cầu hỗn hợp.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Hiệu năng chơi game
Đối với những chiếc Ultrabook mỏng nhẹ được sinh ra không phải vì mục đích gaming nhưng đôi khi bạn vẫn có thể giải trí với những bộ vi xử lý ngày càng được cải thiện. Và với AMD Ryzen 7 5800U hiệu năng chơi game của Ultrabook ngày càng mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Đầu tiên mình chơi tựa game khá phổ biến đó là Liên Minh Huyền Thoại. Tựa game có mức setting khá hay, máy yếu có thể giảm xuống vẫn có thể đáp ứng được nhưng cài đặt đồ họa cao nhất thì những chiếc laptop gaming mới đáp ứng nổi. Vì thế mình rất hào hứng để có thể chơi thử mức cài đặt đồ họa cao nhất của tựa game trên chiếc máy chỉ 1.14 Kg.
Thật đáng ngạc nhiên, sau 5 phút chơi game ở mức đồ họa cao nhất mình vẫn có thể đạt trên 100 FPS trong những pha farm quái và hơn 80 FPS khi combat tổng. Một con số FPS thực sự hoàn hảo để có thể chơi những tựa game moba như thế này. Máy chỉ ấm nhẹ ở khu vực tản nhiệt, dường như tựa game chưa đủ sức để CPU và APU của máy sử dụng tối đa sức mạnh.
Sau khi chơi được 2 trận Liên Minh Huyền Thoại liên tiếp thì ngay lập tức mình chuyển qua chơi thêm 1 giờ CS: GO. Với mức Setting ở mức khá và có bật khử răng cưa. Cảm giác của mình máy đã nóng hơn một tí, chính xác là lúc này máy mới thực sự nóng nhưng nhiệt độ cũng không quá cao. Nhịp độ mình chơi nhanh và máy vẫn có thể đáp ứng đầy đủ mà không bị chậm hay trễ khung hình nào gây khó chịu cả.
Sau khi chơi được khoảng 2 trận tầm 30 phút, mình bắt đầu trận thứ 3. Và điều mình thấy bất ngờ khi chơi game trên máy lâu như vậy mà máy vẫn có thể xử lý trơn tru và không hề có dấu hiệu giảm hiệu năng. Một điểm rất ‘đáng đồng tiền’ của Ryzen 5000 Series với tiến trình 7nm và kiến trúc Zen 3 mới, mình có nhắc điều này lúc chấm điểm Benchmark.
3. Khả năng tiết kiệm điện
Điểm mình thích nhất trên AMD Ryzen 5000 Mobile Series năm nay đó là sự hứa hẹn về khả năng tiết kiệm điện. Và đúng như vậy mình đã khá bất ngờ với khả năng tối ưu pin trên máy. Sau khi mình sạc đầy pin trên máy và thực hiện 2 bài test nặng, tính điểm đa nhân với Cinebench R23. Máy chỉ tụt đúng vài phần trăm.
Tiếp theo, mình chuyển qua test luôn điểm đơn nhân của CPU, cả 2 bài test kéo dài khoảng 30 phút. Thực sự, nhìn trên thanh hiển thị pin có khi mình con không nhận ra sự thay đổi.
Nhưng chưa dừng ở đó, lúc này máy đã bắt đầu ấm nhẹ và khi nhiệt độ tăng lên pin sẽ hao nhiều hơn. Chính vì thế mình cho thêm 1 lần test Geekbench 5 và sau khoảng 4 phút chạy tối đa hiệu năng máy chỉ tụt nhẹ.
Mình đã máy trong thời gian chờ trong một ngày với chế độ Sleep để kiểm tra khả năng cầm pin của máy và hiệu năng vận hành liên tục.
Ngày hôm sau, mình quyết định chiến tựa game LOL trong khoảng gần 2h và cho test tiếp bài test 3DMark. 3DMark chính là bài test tổng thể kết hợp các thành phần trên máy nên lúc này máy sẽ sử dụng hết hiệu năng. Và sau khi chấm xong máy vẫn còn đủ pin để tiếp tục sử dụng và thực sự đã tụt nhưng không quá nhiều và quá nhanh.
AMD Ryzen 7 5800U trên máy đã làm quá tốt khả năng quản lý nhiệt độ và tiêu thụ điện năng. Tiến trình 7nm và kiến trúc Zen 3 đã được nói rất nhiều khi AMD Ryzen 5000 Mobile Series ra mắt và bây giờ mình thực sự đã được trải nghiệm và bị ‘chinh phục’ hoàn toàn từ hiệu năng đến khả năng tiết kiệm điện của máy.
4. Kết luận
AMD Ryzen 7 5800U với 8 nhân 16 luồng đã tái định nghĩa lại hiệu năng của dòng sản phẩm Ultrabook mỏng, nhẹ. Tốc độ xử lý cao, tối đa lên đến 4.4 GHz cho phép bạn xử lý các tác vụ cơ bản và nâng cao một cách mượt mà. APU tích hợp đáp ứng tốt về hiệu năng và khả năng xử lý đồ họa. Cuối cùng, tiến trình 7nm tiên tiến và kiến trúc Zen 3 mới nhất đã giúp Ryzen 7 5800U trở thành bộ vi xử lý di động mạnh mẽ nhất thời điểm hiện tại và cực kỳ thích hợp cho các bạn làm việc văn phòng nhưng đôi khi làm đồ họa cơ bản ví dụ như photoshop, render, blend màu,... Hay các bạn sinh viên cần một máy tính mỏng nhẹ để mang vác hằng ngày, nhưng hiệu năng vẫn đáp ứng tốt từ học tập tới giải trí.
Bài viết bạn có thể quan tâm
TV Samsung QLED mới trang bị FreeSync
Công nghệ Radeon FreeSync ™ mang đến cho bạn khả năng chơi game mượt mà trên màn hình lớn. 20 TV Samsung QLED đã tham gia hệ sinh thái màn hình chơi game lớn nhất trong ngành với hơn 250 màn hình hỗ trợ công nghệ Radeon FreeSync ™ trên toàn thế giới—
Ryzen 5 2400G mạnh mẽ sánh vai cùng RX570 cân tốt game AAA
Trong những tháng cuối năm 2018 thị trường PC tại Việt Nam có khá nhiều biến động. Trong đó không thể không kể tới card đồ họa và CPU. Khi mà giá đơn vị tiền ảo Bitcoin lao dốc thì cũng là lúc card đồ họa được các thương lái xả ra rất nhiều với giá cực kỳ rẻ.
[REVIEW] AMD RYZEN 7 2700X : CPU Ryzen mạnh nhất, được những gì?
Không dài dòng , hôm nay mình sẽ test sản phẩm AMD Ryzen 7 2700X sản phẩm cao cấp cũng là sản phẩm đắt nhất tính tới thời điểm hiện tại của AMD. Sơ qua về thông số thì đây là sản phẩm thuộc dòng X ép xung của AMD nhưng lại đi kèm tản nhiệt, sản phẩm được xuất xưởng với mức xung 3.7GHz chạy turbo ở mức 4.3GHz,..
Ryzen 5 2600X - Không ngại game khủng, giá cả phải chăng
ASUS gần như đã lột mình hoàn toàn với dòng mainboard mới của mình trong năm 2018 với những đường nét thiết kế mới độc đáo và không kém phần cuốn hút, nổi bật là những mainboard dòng ROG Strix với những dòng chữ được in thẳng xuống bề mặt của bo mạch chỉ cả trước lẫn sau, mới nhất có thể kể đến bo mạch ROX Strix X470-F GAMING...
AMD Ryzen 3 2200G - Hiệu năng cao cho các game esport và hệ thống HTPC gia đình
Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay máy tính là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Trên thị trường có rất nhiều cấu hình máy tính khác nhau, từ phổ thông cho đến cao cấp. Nếu bạn cần một chiếc máy tính với giá tiền vừa phải để đáp ứng nhu cầu giải trí cơ bản, trải nghiệm các tựa game E-sport sau những giờ làm việc căng thẳng thì lựa chọn nào là phù hợp?
AMD Athlon 200GE : vị vua phân khúc phổ thông
AMD Athlon 200GE sản phẩm CPU mới nhất của AMD, mục tiêu nhắm vào phân khúc phổ thông nhưng AMD có hơi quá đà khi lại nhét vào tận 2 nhân và 4 luồng xử lý dữ liệu với mức xung nhịp 3.2GHz nhìn trước qua về mức xung thì chúng ta có thể thấy với những game đòi hỏi mức xung xử lý cao thì sản phẩm này sẽ khá ngon lành để chơi game, bên cạnh 4 luồng xử lý dữ liệu AMD còn tích hợp thêm 3 nhân xử lý đồ họa bên trong CPU giúp chúng ta có thể chơi kha khá game với hiệu năng mà 3 nhân đồ họa này mang lại.