AMD Ryzen 7 5700X3D là sự lựa chọn tốt nhất cho PC chơi game tầm trung
Có một sự thật đáng buồn là các mẫu card đồ hoạ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, trong khi sức mạnh của CPU ngày càng khó đáp ứng được nhu cầu nạp dữ liệu của các mẫu card đồ hoạ thế hệ mới. Chính vì thế mà công thức ráp máy quen thuộc CPU đi đôi với card đồ hoạ tầm trung dần không còn thực sự hữu ích, các hệ thống này liên tục nghẽn cổ chai với các tựa game nặng, không phát huy được hết sức mạnh của các mẫu card đồ hoạ này. Hậu quả là các game thủ thường phải móc thêm hầu bao đầu tư vào các mẫu CPU dòng cao cấp hơn, mạnh mẽ hơn, đi kèm theo đó là các bo mạch chủ đời mới và bộ nguồn ngày càng đắt đỏ.
Trước tình hình đó, AMD cho ra đời mẫu CPU chuyên dành cho game thủ AMD Ryzen 7 5700X3D hướng đến phân khúc này, giúp game thủ tầm trung có thêm một lựa chọn phù hợp để có thể phát huy tốt sức mạnh các card đồ hoạ trong phân khúc này với một chi phí phù hợp.
CPU có vai trò thế nào trong các tựa game?
Để cho bạn dễ hình dung lý do tại sao các mẫu card đồ hoạ hiện đại lại gây nghẽn cổ chai cho các mẫu card màn hình, phần đầu của bài viết sẽ giới thiệu cho bạn đọc cơ chế vận hành của hệ thống PC chơi game trong các tựa game hiện đại.
Ngay từ buổi đầu của các tựa game được xây dựng trên nền PC, CPU đã đóng vai trò trung tâm xử lý các tựa game này theo phương thức của các phần mềm trên đủ các loại tác vụ như vận hành quy trình cơ bản, gọi các mô đun tác vụ, AI và âm thanh… Các tác vụ này không ngốn quá nhiều tài nguyên xử lý của CPU và dù cho bạn chơi các tựa game từ 8bit cổ lỗ sĩ, hay các tựa game bom tấn hiện đại. Trước khi có các mẫu card đồ hoạ “chào sân”, CPU thậm chí còn kiêm luôn cả dựng hình thông qua xử lý mô phỏng phần mềm. Rất nhiều tựa game 3D thuở đầu như DOOM, Tomb Raider đều có tuỳ chọn dựng hình bằng phần mềm này. Thế nhưng sau đó, khi các card tăng tốc đồ hoạ ra mắt, đã gánh phần lớn các tác vụ phức tạp, đòi hỏi nhiều sức mạnh xử lý như phủ vân bề mặt, đổ bóng hay nặng hơn nữa là dò hướng đi của các tia sáng…
Nói như vậy không có nghĩa là CPU thoát ra hoàn toàn khỏi các tác vụ đồ hoạ. Với các tựa game hiện đại ngày nay, CPU vẫn đóng hai vai trò quan trọng trong quá trình ra mắt các hình ảnh đồ hoạ mướt mát mà ta thường thấy. Hai tác vụ nặng nề nhất mà CPU phải gánh bao gồm vẽ khung dây (mesh) cho nhân vật, khung cảnh và giải nén các bộ dữ liệu đồ hoạ.
Về quá trình “vẽ” khung dây cho hình ảnh, các tựa game hiện đại ngày nay sử dụng rất nhiều đa giác để dựng hình. Một nhân vật phụ trợ có thể được cấu tạo từ 60,000 đa giác, trong khi đó các nhân vật chính cấu tạo từ 120,000 đa giác, hay thậm chí các nhân vật kích thước siêu lớn có thể được cấu tạo từ hàng triệu đa giác cùng xuất hiện trong một khung hình. Tác vụ này lại cần phải nạp một lượng cực lớn dữ liệu đầu vào.
Đó là chưa kể đến CPU còn phải giải nén cho các tập lớn chứa vân bề mặt và các dữ liệu về đổ bóng vốn được xử lý bằng các thuật toán siêu nén, giúp giảm dung lượng cho game. Nếu không có bước nén dữ liệu này, một tựa game có thể chiếm hàng trăm GB dung lượng lưu trữ trên ổ cứng, chưa kể đến các dữ liệu phân tán còn khiến cho quá trình nạp dữ liệu vào CPU trở nên khó khăn hơn.
Với hai tiến trình này, một lượng lớn dữ liệu được nạp lên bộ nhớ DRAM và luôn sẵn sàng “nhồi” chúng vào CPU và điểm nghẽn bắt đầu xuất hiện. Hậu quả là, dù cho bạn thấy CPU chỉ hoạt động “cầm chừng” chỉ từ 30% đến 50% khi chơi game, CPU vẫn gặp phải hiện tượng nghẽn cổ chai do hệ thống không thể cung cấp đủ dữ liệu cho CPU xử lý. Điều này lại tiếp tục dẫn đến việc CPU không thể cung cấp kịp dữ liệu cho card đồ hoạ, kéo tụt sức mạnh đồ hoạ của cả hệ thống xuống dưới mức mà bạn mong đợi.
Để giải quyết vấn đề này, công nghệ 3D V Cache của AMD đã được giới thiệu cùng với các mẫu CPU dòng X3D Series giúp tăng dung lượng cho bộ nhớ đệm L3. Bộ nhớ đệm L3 có thể xem như bộ nhớ đệm có dung lượng lớn nhất trên CPU với độ trễ dữ liệu chỉ sau hai bộ nhớ L1 và L2 mà thôi. Mức dung lượng bộ nhớ đệm L3 lớn hơn có nghĩa là lượng dữ liệu chuẩn bị sẵn sàng cho xử lý được nạp vào nhiều hơn, nhờ vậy mà sức mạnh của CPU được tận dụng tốt hơn so với các mẫu CPU không sở hữu công nghệ này. Nhờ đó mà các mẫu CPU dòng X3D Series thường được xem là các sản phẩm dành cho game thủ.
Tại sao AMD Ryzen 7 5700X3D lại là sự lựa chọn lý tưởng cho hệ thống chơi game tầm trung?
Công nghệ X3D đã phát triển đến thế hệ thứ hai với các mẫu CPU AMD Ryzen 7000X3D Series với kiến trúc Zen 4 với sức mạnh ấn tượng bậc nhất trên thị trường hiện nay. Thậm chí các mẫu CPU hàng đầu như AMD Ryzen 7 7800X3D đứng đầu nhiều bảng xếp hạng mẫu CPU tốt nhất dành cho game thủ. Mặc dù vậy, đi kèm với mẫu CPU thế hệ mới là một nền tảng mới như AM5 và bộ nhớ DDR5 với mức chi phí đầu tư đắt đỏ, quá tầm với của nhiều game thủ trong phân khúc tầm trung. Đó là chưa kể đến việc các mẫu CPU này cũng quá mạnh mẽ, sẽ phù hợp hơn nếu bạn sử dụng với các mẫu GPU hàng đầu như AMD RX 7900 XTX thay vì các mẫu card đồ hoạ tầm trung.
Vì lẽ đó mà mẫu CPU mới ra mắt sử dụng kiến trúc xử lý cũ hơn trên một nền tảng đã đạt đến “độ chín” là AM4 như AMD Ryzen 7 5700X3D là một sự lựa chọn hợp lý hơn rất nhiều.
Các bo mạch chủ X570 đã có mức giá mềm hơn khá nhiều lúc mới ra mắt cách đây vài năm, nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các cổng kết nối tốc độ cao, bao gồm cả các cổng M.2 sử dụng chuẩn PCIe 4.0 x4 cho giải pháp lưu trữ siêu tốc, hay cổng PCIe 4.0 16x đủ băng thông cho cả những mẫu card đồ hoạ mạnh nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, các mẫu bộ nhớ DDR4 chất lượng cao ngày nay có tốc độ không thua kém gì các mẫu DDR5 tầm trung và phổ thông, nhưng lại sở hữu mức giá mềm hơn rất nhiều. Nhờ đó mà bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm rất nhiều kinh phí để “đầu tư” cho mẫu card đồ hoạ tốt nhất có thể.
Cuối cùng, AMD Ryzen 7 5700X3D mặc dù sử dụng kiến trúc Zen 3 thế hệ cũ, nhưng đây vẫn là một mẫu CPU mạnh mẽ, đủ sức gánh tốt cả các mẫu card đồ hoạ dòng cao cấp hiện nay nhờ vào công nghệ 3D V Cache độc đáo giảm thiểu nghẽn dữ liệu cho CPU. Do đó, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp lên các mẫu card đồ hoạ mạnh mẽ hơn trong tương lai khi điều kiện tài chính cho phép.
Thử nghiệm của TechSpot cho thấy, AMD Ryzen 7 5700X3D có màn thể hiện vượt trội hơn cả các mẫu CPU thông thường hàng đầu thế hệ này như AMD Ryzen 9 7950x hay AMD Ryzen 9 7900x.
Kết luận
Bình luận
Bài viết bạn có thể quan tâm
COMPUTEX 2025: AMD trình làng dòng vi xử lý Ryzen Threadripper và card đồ họa Radeon RX mới
Cả dòng vi xử lý Ryzen™ Threadripper™ 9000 và Ryzen Threadripper PRO 9000 WX cùng hai dòng card đồ họa Radeon™ RX 9060 XT và Radeon™ AI PRO R9700 đều được AMD thiết kế để giải quyết các tác vụ nặng nhất trong chơi game, sáng tạo nội dung, các ngành công nghiệp chuyên nghiệp và phát triển AI, những bộ xử lý mới này đã đẩy lùi giới hạn của những gì có thể.
AMD Ryzen 9 9950X3D: Đỉnh cao hiệu năng từ kiến trúc Zen 5
Trong cuộc đua hiệu năng giữa AMD và Intel, Ryzen 9 9950X3D nổi lên như một đại diện hoàn hảo cho triết lý thiết kế mới của AMD: tối đa hóa hiệu năng thực tế thông qua cải tiến kiến trúc và công nghệ bộ nhớ đệm tiên tiến
AMD ra mắt bộ vi xử lý EPYC 4005 Series: Giải pháp tối ưu tác vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
CPU AMD EPYC 4005 Series đáp ứng trọn vẹn các yêu cầu về hiệu năng, tính năng và hiệu quả năng lượng cho các doanh nghiệp đang phát triển, từ vận hành ứng dụng doanh nghiệp, môi trường ảo hóa đến cung cấp dịch vụ lưu trữ chuyên dụng trên nền tảng đám mây.
Ryzen 5 5500 & RX 6500 XT – Combo học tập và giải trí tối ưu cho học sinh, sinh viên
Trong thời đại học online và làm việc tại nhà ngày càng phổ biến, một bộ máy tính có hiệu năng ổn định, dễ nâng cấp và chi phí hợp lý là nhu cầu thiết thực của nhiều gia đình
AMD Ryzen 5 5500GT và 5600GT: Giải pháp PC giải trí tại gia tiết kiệm và hiệu quả
Trong thời đại số hóa hiện nay, nhu cầu sở hữu một bộ máy tính để bàn phục vụ cho việc học tập, làm việc văn phòng, xem phim trực tuyến và giải trí nhẹ nhàng ngày càng trở nên phổ biến
Đánh giá MSI Venture A16 AI+ A3HMG-017VN: Mẫu laptop đa năng dưới 30 triệu đồng
MSI Venture A16 AI+ A3HMG-017VN là một mẫu laptop đa năng hướng đến nhiều đối tượng người dùng từ dân văn phòng, lập trình, đồ họa 2D, nhà sáng tạo nội dung… nhờ hiệu năng mạnh mẽ với bộ xử lý Ryzen™ Al 7 350 đến từ AMD